Uống trà là một nét đẹp trong văn hóa người Việt Nam đã có từ thời xa xưa cho đến nay. Trà là một loại thức uống thanh tao, thuần khiết và tinh tế về hương vị. Người uống trà cần phải có sự nhạy bén của các giác quan mới có thể thướng thức được hương vị của trà. Có một bộ môn nghệ thuật được sinh ra từ trà, đó là trà đạo. Vậy trà đạo là gì, văn hóa uống trà của người Việt ta ra sao. Hãy cùng Trà Trầm Hương Đất Quảng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé:
Trà đạo là gì?
Trà đạo có thể hiểu một cách đơn giản theo văn hóa của người Việt đó là Vừa uống trà vừa đàm đạo. Trà đạo hướng đến những giá trị tinh thần của người thưởng thức trà. Trà đạo được xem là một loại nghệ thuật mang nhiều nét văn hóa và màu sắc của người Á châu, nó còn mang lại những triết lý nhân văn về cuộc sống cực kỳ sâu sắc.
Nguồn gốc về sự ra đời của trà đạo
Vị sư Eisai sau khi mang hạt trà về trồng thì sau này ông đã sáng tác nên tác phẩm “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” (Kissa Yojoki). Trong tác phẩm này ghi lại những chuyện liên quan đến thú uống trà, thưởng trà. Sau này công dụng của thú vui uống trà giúp thư giãn và sự hấp dẫn từ hương vị trà thơm ngon đã thu hút được nhiều người Nhật yêu thích thú uống trà.
Người Nhật đã kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền của Phật giáo và nâng cao thành nghệ thuật thưởng trà, phát triển nghệ thuật thưởng trà thành trà đạo. Chính vì vậy mà khi nhắc đến trà đạo thì chúng ta nghĩ ngay đến trà đạo Nhật Bản với những nghi thức thưởng trà chuẩn mực và mục đích hướng đến là để tâm hồn trong sạch giúp tu tâm dưỡng tính và để đạt giác ngộ.
Văn hóa trà đạo tại Việt Nam
Trà đạo đã đặt chân đến nhiều quốc gia hiện nay và văn hóa uống trà đàm đạo của mỗi quốc gia đều có một một tiêu chuẩn riêng. Đối với trà đạo Việt Nam, văn hóa thưởng trà được thể hiện sinh động qua những câu ca dao tục ngữ mà người thưởng trà nào cũng rất quen thuộc . “Nhất thủy, nhị trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh”. Vậy câu nói này có nghĩa là gì. Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé.
-
Nhất thủy
Nước chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của trà. Vì vậy nước dùng để pha trà phải là loại nước tinh khiết mới mang đến vị trà tuyệt hảo nhất. Những giọt sương đọng trên lá sen là loại nước hàng đầu để pha trà được các trà nhân đặc biệt yêu thích vì đảm bảo độ tinh khiết tối đa nhất.
-
Nhị trà
Yếu tố quan trọng thứ 2 để tạo nên một chén trà ngon phải kể đến loại trà dùng để pha hãm. Hiện nay có rất nhiều loại trà khác nhau với nhiều hương vị khác nhau có loại thiên về hương có loại thiên về vị để đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng.
-
Tam bôi
Tam bôi trong trà đạo chính là chỉ đến chén trà, chén trà không cần quá lớn bởi thưởng trà là để cảm nhận vị ngon chứ không phải là uống càng nhiều càng tốt. Kích thước lý tưởng nhất là bằng hột mít hoặc mắt câu.
Bộ chén trà đầy đủ sẽ gồm có 4 chén quân và 1 chén tống (chén to nhất). Chén tống dùng để đưa trà từ ấm và chuyển sang các chén quân để các trà nhân thưởng thức. Tuy nhiên tùy nơi mà có thể có chén tống hoặc không.
-
Tứ Bình
Yếu tố quan trọng thứ 3 chính là ấm pha trà, ấm pha trà sẽ góp phần tạo nên hương vị trà. Vì vậy ấm trà phải đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ và trong các loại ấm trà thì ấm tử sa là loại ấm lưu giữ hương vị trà tốt nhất. Nếu trà được pha bởi ấm trà tử sa thì sẽ mang đến vị trà đặc biệt thơm ngon.
-
Ngũ quần anh
Trà đạo tức là vừa thưởng trà vừa đàm đạo vậy nên không thể thiếu được những bằng hữu có cùng niềm đam mê trà đạo và đó chính là “ngũ quần anh, Giống như “rượu ngon phải có bạn hiền” thì ngồi nhâm nhi chén trà nóng phải có tri kỷ để cùng nhau thưởng thức vị trà đậm đà và cùng bàn về thế thái nhân tình về những câu chuyện của những người cùng lý tưởng, cùng chí hướng.
Kết luận
Qua bài viết này các bạn cảm thấy văn hóa trà đạo của nước ta như thế nào? Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã hiểu thêm phần nào về một nét đẹp truyền thống và văn hóa mang tên trà đạo của nước ta. Như một niềm tự vào về nét đẹp của người Châu Á nói chung và người Việt ta nói riêng.
(Tổng hợp)
__
Liên hệ với chúng tôi:
Địa chỉ: Thôn Nam Sơn, Xã Tam Hiệp, Huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam
Hotline: 092 8869 444
Email: [email protected]